Chúng ta đã từng được nghe đến cái tên Kinh Dương Vương rất nhiều lần từ khi còn nhỏ thông qua những truyền thuyết xa xưa mà các cô giáo kể lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức mới về Kinh Dương Vương và đặc biệt là khám phá những điều thú vị về con trai Kinh Dương Vương nhé.
Một vài nét về Kinh Dương Vương?
Nhắc đến Kinh Dương Vương chắc hẳn sẽ có người cảm thấy vô cùng quen thuộc nhưng cũng có người còn khả lạ lẫm với cái tên này nếu như không được tiếp cận nhiều với những câu truyện truyền thuyết thời xa xưa.
Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương là con của Đế Minh, cháu bốn đời của Thần Nông. Ông thuộc dòng dõi của Thần Nông cao quý và được người đời suy tôn là Thủy tổ của người Bách Việt.
Theo sự ghi chép trong dã sử, Kinh Dương Dương có tên húy là Lộc Tục, ông là người lập ra nhà nước sơ khai đầu tiên những năm 2879 TCN, lấy Xích Qủy làm quốc hiệu.
Dưới thời của Kinh Dương Dương, đất nước ta có lãnh thổ rộng khắp và no ấm.
Về sau, Kinh Dương Vương (Lộc Tục) lấy con gái vua hồ Động Đình tên Thần Long. Thần Long đã hạ sinh được một con trai và được đặt tên là Sùng Lãm, sau khi Sùng Lãm lên ngôi đã tự xưng là Lạc Long Quân.
Vào thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương được văn hóa dân gian đưa vào thờ với danh xưng thủy tổ tại một ngôi đền ở thôn Á Thành, Bắc Ninh. Năm 1840, bia đá Kinh Dương Vương lăng đã được xây dựng.
Con trai Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân
Như vậy, thông qua tìm hiểu về Kinh Dương Vương, chúng ta đã biết được hậu duệ của ông là Lạc Long Quân, một nhân vật vô cùng quen thuộc mà ai cũng đã từng được nghe qua truyền thuyết “năm mươi xuống biển, năm mươi lên non” Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm, con trai của Kinh Dương Vương và Thần Long. Ông được coi là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam với truyền thuyết “bọc trăm trứng”.
Nhắc đến Lạc Long Quân là nhắc đến tuổi thơ cùng những truyền thuyết ly kỳ.
-
Truyền thuyết Lĩnh Nam Chích Quái
Lạc Long Quân được cha giao cho cai quản Thủy Phủ. Sau khi trở thành người đứng đầu, Lạc Long Quân ra sức dạy người dân việc cày cấy, đặt ra các cấp, chức vụ và dạy con người về đạo nghĩa trong gia đình. Mỗi khi dân gặp khó khăn chỉ cần gọi một câu ” Bố ơi, sao không lại cứu chúng tôi” là Lạc Long Quân lập tức xuất hiện và giúp dân bình ổn mọi nỗi lo.
Ở phương Bắc có Đế Lai trị vì, do là người có thú vui du ngoạn nên ông đã giao chính sự cho con gái là Âu cơ trông coi. Lúc bấy giờ, dân phương Nam chịu khổ vì bị dân phương Bắc quấy phá, nên đã gọi Lạc Long Quân hiển linh cứu giúp. Quả nhiên, Lạc Long Quân xuất hiện và gặp được Âu Cơ xinh đẹp, chàng liền nhanh tay biến thành thiếu niên anh tú và được Âu Cơ đồng ý đi theo.
Về sau, hai người hạ sinh được trăm con, nhưng do Lạc Long Quân là thủy tộc, sống dưới biển. Còn Âu cơ là nòi tiên, sống trên đất nên hai người không thể ở với nhau được vì “thủy hỏa tương khắc”. Vì vậy, hai người quyết định chia 50 người con xuống biển, 50 người con lên núi, mỗi người cai quản một vùng.
-
Truyền thuyết chiến công diệt Ngự Tinh
Ở biển Đông xuất hiện một con ngư tinh xà chuyên ăn thịt người khiến dân làng khắp nơi đều sợ hãi. Dân muốn làm ăn sinh sống nhưng mỗi lần đi qua hang động của Ngư Tinh đều bị nó làm hại.
Vì thương dân chúng, Lạc Long Quân bèn hóa phép thành dân thường, giả vờ ném thịt người xuống cho Ngư Tinh. Chờ Ngư Tinh há miệng, Long Quân bèn cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng nó.
Tiếp theo, người chặt đứt đuôi cá và phủ lên trên núi (về sau gọi là Bạch Long Vĩ), đầu của Ngư Tinh trôi dạt ra biển biến thành con chó (nay còn gọi là Cẩu Đầu Sơn), còn thân cá trôi ra tận Mạn Cầu (ngày nay có tên là Mạn Cầu Thủy).
Ngày nay, có nhiều ý kiến cho rằng Kinh Dương Vương và Lạc long Quân không hề tồn tại mà chỉ có trong truyền thuyết vô căn cứ. Người ta cho rằng, Vua Hùng mới chính là Thủy Tổ của loài người bởi không ai khác mà chính vua Hùng là người có công thống nhất các bộ tộc của Lạc Việt còn Lạc Long Quân không hề có căn cứ nào để chứng minh.
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng ở nhiều nơi vẫn có đền thờ phụng Lạc Long Quân. Điển hình là ở Bình Đà và Bắc Ninh. Trong suốt 6 thế kỉ, 16 vị vua của các triều đại Việt Nam đã đích thân dâng lễ và hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là Khai Quốc Thần.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về thân thế cũng như những câu chuyện, những góc nhìn xoay quanh con trai Kinh Dương Vương, tức Lạc Long Quân. Ngày nay, xã hội phát triển nhanh chóng do đó các truyền thuyết và các nhân vật xa xưa cũng dần bị mai một đi. Song, qua những ý kiến trái chiều ở trên, theo bạn Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân có thực sự tồn tại không?