Van bướm là gì? Tổng hợp các thông tin về van bướm

Van bướm có vai trò quan trọng trong hệ thống đường ống công nghiệp bởi nó giúp cho điều tiết lưu lượng dòng chảy của môi chất. Vậy van bướm là gì? Cấu tạo của van bướm như thế nào? Hãy cùng Inox Yến Thanh giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết này.

1. Van bướm là gì?

Van bướm (Butterfly Valve) là một loại van công nghiệp thường được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp. Tên gọi của van bắt nguồn từ cấu trúc của đĩa van, có hình dạng tương tự như cánh bướm. Van bướm hoạt động bằng cách xoay đĩa van quanh trục, cho phép điều chỉnh lưu lượng dung môi chảy qua hệ thống đường ống. Khả năng đóng/mở nhanh chóng và hiệu quả của van bướm giúp điều tiết dòng chảy một cách dễ dàng và chính xác.

van-buom-la-gi-tong-hop-cac-thong-tin-ve-van-buom-1

Van bướm là loại van công nghiệp phổ biến trong hệ thống công nghiệp

2. Cấu tạo của van bướm

Cấu tạo của van bướm khá đơn giản, mặc dù có nhiều loại với xuất xứ, chất liệu, kiểu kết nối,… khác nhau nhưng cấu tạo của nó đều được tạo thành từ những bộ phận cơ bản sau:

van-buom-la-gi-tong-hop-cac-thong-tin-ve-van-buom-2

Cấu tạo của van bướm

Thành phần cấu tạo

Đặc điểm

Thân van

Có thiết kế dạng vòng bao quanh đĩa van, được chế tạo từ các vật liệu như kim loại hoặc nhựa với độ bền cao. Thân van còn được bổ sung các lỗ giúp gắn kết chặt chẽ với hệ thống đường ống, đảm bảo khả năng chịu lực và sự ổn định trong quá trình sử dụng.

Đĩa van

Đây là bộ phận có hình giống cánh bướm, hai cánh tạo thành hình tròn, thường được làm từ các vật liệu như thép, gang, inox, nhựa, có kích thước nhỏ hơn thân van và nằm bên trong vòng kim loại.

Trục van

Có nhiệm vụ truyền lực từ thiết bị truyền động đến cánh van, giúp thực hiện quá trình đóng mở van. Được chế tạo từ các vật liệu kim loại có khả năng chống ăn mòn và chịu áp lực cao, trục van được đặt ở giữa thân van.

Một phần của trục kết nối với thiết bị truyền động, trong khi phần còn lại được gắn vào đĩa van.

Gioăng làm kín

Gioăng được làm từ các chất liệu như cao su EPDM, PTFE, Hi EPDM để bịt kín khoảng cách giữa đĩa van và thân van, tránh bị rò rỉ.

Thiết kế hình tròn và bao quanh được kết cả đĩa van, có độ đàn hồi tốt, không quá rộng hoặc quá chật.

Các thiết bị truyền động

Các loại van bướm dùng lực tay sẽ có phần tay gạt hoặc tay quay, nếu điều khiển bằng điện sẽ có điều khiển riêng hoặc điều khiển khí nếu là loại van bướm điều khiển khí nén.

Một số bộ phận khác

Để hoàn thành van bướm cũng cần một số bộ phận khác như khớp nối trục với đĩa van, khớp gioăng làm kín, bánh răng định hướng, bulong, chốt hãm, vòng đệm,…..

3. Phân loại của van bướm

Tương tự như van cổng, van bướm có nhiều loại khác nhau, việc sử dụng loại van nào hợp lý nhất cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, cách vận hành, kiểu kết nối,…

3.1 Phân loại theo chất lượng

Chất liệu

Đặc điểm

Gang

Có cấu tạo từ gang, thiết kế nhỏ gọn.

Ưu điểm: Dễ vận hành, bảo trì đơn giản, ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Nổi bật với giá thành hợp lý, phù hợp cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhà máy và xía nghiệp.

Inox

Có chất liệu cao cấp (SS304, SS316, SS316L, SS21,…) với những đặc điểm nổi bật:

  • Độ bền cao
  • Chịu áp lực lớn
  • Chịu nhiệt độ đến 220 độ C
  • Khả năng chống ăn mòn tốt

Vi sinh

Được chế tạo từ Inox 304 hoặc 316L không gỉ, bề mặt được đánh bóng đến Ra0.4 – 0.8 µm để tránh bám dính. Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, hóa chất, và xử lý nước thải,…

Nhựa

Được làm từ PVC, UPVC, PP cao cấp, có khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn tốt, là giải pháp tối ưu cho việc vận chuyển hóa chất trong các hệ thống công nghiệp.

3.2 Phân loại theo cách vận hành

Cách vận hành

Đặc điểm

Van bướm Tay gạt

Vận hành đơn giản bằng cách gạt cần theo một góc 90 độ (trái hoặc phải) để mở hoặc đóng van, giúp điều chỉnh lưu lượng dòng chảy trong hệ thống ống dẫn. Khi tay gạt vuông góc với ống, van đang đóng; khi song song với ống, van đang mở.

Giá thành thấp, dễ sử dụng, dễ thay thế, nhẹ và không chiếm nhiều không gian trong hệ thống đường ống. Tuy nhiên, kích thước van nhỏ, chỉ từ DN 50 – DN 200, ngoài ra nếu mở với góc 15 độ – 75 độ có thể dễ hư hỏng.

Van bướm Tay quay

Có cấu tạo tương tự van tay gạt, có trợ lực nên vận hành không cần nhiều sức, thường được sản xuất với kích cỡ lớn hơn, từ DN 50 – DN 400.

Việc lắp đặt và bảo dưỡng khá đơn giản, tuy nhiên van dễ bị hỏng nếu quay góc 15 độ – 75 độ. Nếu giăng không kín, có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ. Ngoài ra, van có tuổi thọ ngắn.

Van bướm điều khiển khí nén

Là giải pháp hiệu quả cho các hệ thống đường ống tự động. Hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng tín hiệu khí nén để điều khiển việc đóng mở, loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của con người.

Có 2 loại bộ điều khiển:

  • Loại on/off đơn giản
  • Loại điều khiển tuyến tính sử dụng tín hiệu 4-20mA

Khả năng tự động hóa cao, phù hợp với các quy trình công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, tuổi thọ không cao bằng một số loại van khác, chi phí đầu tư ban đầu cũng cao hơn so với các van vận hành thủ công.

Van bướm điều khiển bằng điện

Cấu tạo phức tạp hơn bao gồm phần van và phần actuator bằng điện. Nguyên lý hoạt động: Actuator điện tác động lên trục quay của vạn, sau đó van xoay một góc 90 độ để thực hiện đóng/mở.

Ưu điểm:

  • Giảm chi phí nhân công
  • Linh hoạt trong lắp đặt và kết nối, phù hợp với cả trong nhà và ngoài trời.
  • Khả năng đóng mở chậm (10 – 45s) giúp tránh hiện tiện sốc áp trong đường ống.

Tuy nhiên giá thành cao, tốc độ đóng/mở chậm hơn van bướm vận hành bằng tay.

3.3 Phân loại theo kiểu kết nối

Kiểu kết nối

Đặc điểm

Van bướm dạng Wafer

Được thiết kế với cấu trúc kẹp đơn giản, giúp dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ. Các lỗ định vị trên thân van đảm bảo vị trí chắc chắn khi kết nối với đường ống. Ưu điểm nổi bật của van bướm Wafer là giá thành hợp lý và tính linh hoạt trong ứng dụng.

Van bướm tai bích

Với thiết kế tai bích bao quanh thân van và các lỗ bắt bu lông chắc chắn, loại van này đảm bảo kết nối bền vững với hệ thống đường ống.

Van bướm kết nối bích

Với thiết kế kết nối trực tiếp bằng mặt bích, loại van này tạo ra một mối liên kết chắc chắn và kín khít với hệ thống đường ống, đảm bảo dòng chảy ổn định và ngăn ngừa rò rỉ.

4. Nguyên lý hoạt động van bướm

Sau đây, Inox Yến Thanh sẽ chia sẻ cho bạn nguyên lý hoạt động của van bướm:

Khi van bướm ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van nằm trong thân van và gioăng làm kín tạo thành một tấm chắn, ngăn không cho lưu chất chảy qua. Khi bộ điều khiển tác động lên van, đĩa van sẽ xoay theo một góc nhất định để cho phép lưu chất đi qua. Van bướm đạt trạng thái mở khi đĩa van xoay một góc 90 độ, lúc này dòng lưu chất có thể chảy qua nhanh chóng. Nếu van mở một phần, với góc mở nhỏ hơn 90 độ, lưu lượng của môi chất chảy qua hệ thống sẽ giảm đáng kể.

van-buom-la-gi-tong-hop-cac-thong-tin-ve-van-buom-3

Nguyên lý hoạt động van bướm

Nguyên lý hoạt động khá đơn giản, sử dụng trong nhiều hệ thống đường ống lớn nhỏ đặc biệt là hệ thống dân dụng hàng ngày hoặc các hệ thống công nghiệp hoá.

5. Ứng dụng của van bướm

Những ứng dụng của van bướm trong đời sống hàng ngày mà bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng hầu hết trong các hệ thống dòng chảy của chất lỏng để đóng mở mà không chiếm không gian quá lớn đặc biệt các hệ thống cung cấp nước sạch hay thoát nước đều sử dụng van bướm.
  • Đáp ứng tốt việc kiểm soát lưu lượng nước hay khí để hỗ trợ quá trình dập tắt các đám cháy nhanh chóng
  • Cung cấp nước đóng chai, các loại thực phẩm hoặc các dây chuyền liên quan đến quá trình sản xuất hoá chất đều sử dụng loại van này.
  • Van bướm hoạt động trong các môi trường nước ngọt, nước mặn, dầu nhớt nên được sử dụng phổ biến trên các tàu thuyền.

Trên đây là những thông tin chung về van bướm (Butterfly Valve) mà Inox Yến Thanh tổng hợp được. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích khi sử dụng loại van bướm này. Nếu bạn muốn đọc thêm các bài viết bổ ích khác hoặc có nhu cầu mua vật liệu inox chất lượng, giá cả phải chăng hãy theo dõi ngay Inox Yến Thanh để được tư vấn và giải đáp.

Bài viết mới nhất