Cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng như thế nào?

Một ngôi nhà có thể tiến hành vào trong xây dựng thì bắt buộc chúng ta phải thiết kế cụ thể từng chi tiết để dễ dàng mô phỏng, hình dung cần khi bắt tay vào thi công. Vậy cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng như thế nào? và những điều quan trọng mà ta cần nắm rõ  là gì? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay tại bài viết dưới đây. Cùng xem qua nội dung này để biết thêm nhiều điều mới lạ trong lĩnh vực xây dựng nhé!

cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng như thế nào

Khái niệm bản vẽ mặt cắt nhà dân dụng

Bản vẽ mặt cắt nhà dân dụng là những bản vẽ nhà được thiết kế cho gia đình sử dụng, sinh hoạt hằng ngày và những mặt cắt của các vật thể bên trong công trình. Song song đó, mục đích của bản vẽ dân dụng này là cung cấp hình ảnh cụ thể nhất để có thể bắt tay vào thực hiện thi công, tránh thiếu sót không đáng có xảy ra hay mơ hồ,nhầm lẫn điều gì đó. Bản vẽ dân dụng được chuẩn bị bằng tay hoặc phần mềm thiết kế bằng máy tính.

Một công trình xây dựng thì trước khi thi công cần có bản vẽ vì:

  • Ước lượng chính xác số lượng vật tư, vật liệu cần dùng bao nhiêu là đủ để có bước chuẩn bị kỹ càng hơn, tránh gián đoạn trong quá trình xây dựng.
  • Tiết kiệm nguồn chi phí: Bản vẽ sẽ giúp bạn tính toán số lượng thu mua vật liệu là bao nhiêu để có thể tính được những chi phí phát sinh, tầm soát được vấn đề này.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: việc thiết kế ra bản vẽ sẽ giúp bạn hình dung ra ngôi nhà của mình sẽ ra sao khi xây dựng hoàn tất, đồng thời nếu như không thấy phù hợp chi tiết nào thì có thể điều chỉnh để hoàn thiện, diện mạo ổn hơn trước đó.

Cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng như thế nào?

Cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng như thế nào

Bản vẽ mặt cắt của nhà dân dụng là những hình cắt thu được khi ta dùng một hay nhiều mặt cắt có phương thẳng đứng và song song với các mặt phẳng hình chiếu cắt ngang qua không gian trống ngôi nhà. Nếu mặt cắt được bố trí theo chiều dài thì gọi đó là hình cắt dọc, tương tự như vậy nếu như bố trí theo chiều ngang thì ta gọi nó là hình cắt ngang.

Đối với mặt cắt nhà dân dụng thì các mặt cắt này sẽ cho bạn biết chiều cao của các tầng, các khe cửa sổ và cửa ra vào hay toàn bộ  kích thước của tường nhà, cầu thang và  những vị trí,  hình dáng chi tiết kiến trúc trong các phòng của nhà dân dụng.

Mặt cắt nhà dân dụng thì được chia thành các mặt cắt sau:

  • Mặt cắt móng: được thiết kế với 6 thanh thép phi 20, 3 thanh thép ở lớp trên và 3 thanh thép ở lớp dưới.  Đồng thời dưới cùng  là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm. Ngoài ra, dưới cùng của mặt cắt móng là lớp lót bằng bê tông mác 100.
  • Mặt cắt tường móng: thể hiện phần xây từ móng trở lên và xây tường 220 cao tới cốt không. Thông thường nếu xây dưới cốt không thì thường dùng gạch đặc xây để chống thấm tốt hơn so với các loại gạch bình thường.
  • Mặt cắt dầm chân thang: Mặt cắt này được lót bằng bê tông mác 100, xây bằng gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang có 4 thanh sắt phi 16, hai phía trên hai phía dưới, đồng thời có đai sắt  6 cách nhau 15cm. Chính vì cơ cấu này mà chiều dài, số lượng của mặt cắt dầm chân thang sẽ  được thể hiện vô cùng rõ ràng trong chi tiết bản vẽ.

Trên đây là phần giải thích chi tiết cách đọc và cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng như thế nào? một cách đầy đủ và chính xác nhất. Mong rằng với bài viết này bạn có thể làm tốt bản vẽ nhà dân dụng trong lĩnh vực thiết kế và có thêm nhiều kiến thức hay, câu trả lời hoàn chỉnh hoàn thành câu hỏi trên.

 

Bài viết mới nhất